Translate

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Bất động sản Xanh lên ngôi

Nhu cầu được hưởng một môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên với chất lượng cuộc sống cao, trong các công trình xanh ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Khát vọng xanh
Khách mua nhà Việt Nam ngày nay sẵn sàng chi hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu USD cho những căn biệt thự hay chung cư được chào bán trong các dự án khu nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái, nhà vườn tại khu vực vùng ven các khu đô thị lớn hay các tỉnh có lợi thế về khí hậu ôn hòa, hoặc gần các địa điểm du lịch nổi tiếng.
Chủ đầu tư các dự án này đều quảng cáo, đó là các dự án “bất động sản xanh” với các căn hộ, biệt thự được bao bọc bởi thảm thực vật xanh mướt, có gió, mặt nước cùng với lối kiến trúc mở, lộ thiên, tận dụng tối đa không gian tự nhiên, tiết kiệm năng lượng.
Nhưng những ưu điểm đó không thể xóa được nhược điểm lớn nhất ở đa phần các dự án này là chúng thường ở vị trí cách khá xa nội đô thành phố với kết nối giao thông chưa thực sự thuận tiện. Người ta chỉ có thể sử dụng chúng như “ngôi nhà thứ hai” – để nghỉ cuối tuần, hoặc đi du lịch.
Cơn khát được sống và làm việc thường xuyên trong những “công trình xanh” vẫn chưa được thỏa mãn. Điều này mở ra hướng đi mới cho các chủ đầu tư các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, khách sạn, hay các cao ốc văn phòng được xây dựng trong tương lai.
five star eco city, du an bat dong san xanh, bat dong san xanh, ngoi nha xanh
Five Star Eco City 

“Bất động sản xanh”  là…
Thế nhưng, đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu chí chính xác nào để đánh giá về công trình “bất động sản xanh”. Nếu các khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, nhà vườn có lợi thế gần những vùng có cây xanh và mặt nước được gọi là “công trình xanh” thì không lẽ những vùng khô cằn, hoặc ít có không gian cho cây xanh sẽ không có “công trình xanh”.
Trên thực tế, các nước đã phát triển cũng đang nghiên cứu để đưa ra các tiêu chuẩn này. Các nghiên cứu này thường do các hiệp hội kiến trúc bền vững đưa ra, như tiêu chuẩn LEED hay Green Globe ở Mỹ và Canada, Nabers hay Green Star ở Australia, HQE ở Pháp, BREEAM ở Anh, GBAS ở Trung Quốc, HKBEAM ở Hồng Koong, GBI ở Malaysia.
Các loại chứng chỉ cho công trình xanh này đều hướng đến công tác kiến tạo các công trình kiến trúc sử dụng những phương pháp thân thiện với môi trường và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên từ khâu thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì cho đến cải tạo, tháo dỡ.
Việt Nam hiện mới chỉ xuất hiện tiêu chuẩn LOTUS, được xây dựng dựa trên mô hình của các hệ thống đánh giá công trình xanh nổi tiếng hiện hành như LEED, Green Star và Mark Green do Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam khoảng 4 năm trước đây nghiên cứu.
Tuy nhiên, hệ thống đánh giá này vẫn chưa chứng minh được tính chính xác hay sự phù hợp của nó với bối cảnh Việt Nam. Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam (INEV) cho rằng, chứng nhận xanh không phải là điều kiện tiên quyết để các chủ đầu tư cho ra đời các sản phẩm của mình.
Theo ông Dũng, công trình xanh đơn giản là có kiến trúc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan của khu vực xây dựng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên nước; tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các loại vật tư, vật liệu xây dựng; đảm bảo chất lượng không khí và môi trường bên trong công trường xây dựng; giảm thiểu chất thải, ô nhiễm của quá trình sử dụng và vận hành công trình đối với môi trường; thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu (khả năng ứng phó với tác động của thiên tai và nước biển dâng).
Còn theo TS. Dirk Schwede, Giám đốc quản lý của Công ty TNHH Thiết kế Năng lượng (Thượng Hải), thay vì đề cập như một khái niệm mới và phức tạp ở Việt Nam khiến người sử dụng từ chối, hãy tiếp cận việc tiết kiệm năng lượng từ góc độ kiến trúc truyền thống.
TS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Viện trường Viện Kiến trúc – Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) cho rằng, kiến trúc dân gian Việt Nam là một kho kinh nghiệm quý báu về kiến trúc nhiệt đới xanh và thân thiện với môi trường.
Theo TS. Thuận, các giải pháp kiến trúc đã được cha ông đúc kết trong việc chọn hướng nhà phù hợp với hướng gió và bức xạ mặt trời; tổ chức thông gió tự nhiên trong công trình, như trong nhà ống thì sử dụng giếng trời, sân trong, vườn cảnh; kết cấu mái ngói âm dương, kết cấu mái có tầng đối lưu để chống nhiệt ức xạ mặt trời. Mỗi ngôi nhà thường có hiên, mái đua che nắng, còn cây xanh thường gắn liền với công trình kiến trúc như hình với bóng theo kiểu “trước nhà trồng cau, sau nhà trồng chuối”. Thiết kế truyền thống này đã tạo điều kiện cho con người hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên môi trường sinh thái cân bằng.
Tuy nhiên, các giải pháp kiến trúc truyền thống chỉ thích hợp cho các công trình kiến trúc thấp tầng, nhỏ bé, chứ chưa có giải pháp nghiên cứu đối với các nhà cao tầng, quy mô đồ sộ và quần thể kiến trúc hiện đại, trong khi đây lại là xu thế phổ biến và đang là cỗ máy tiêu thụ nguồn năng lượng khổng lồ.
Chỉ tính riêng Hà Nội và Tp. HCM, đã có hàng trăm dự án khu đô thị mới, công trình nhà ở cao tầng, song các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp tiết kiệm năng lượng. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, những bất hợp lý trong các giải pháp thiết kế công trình, đặc biệt là phần vỏ công trình kém hiệu quả cách nhiệt và  lắp đặt thiết bị đã làm thất thoát nguồn năng lượng tới 20 – 30%.
du an bat dong xanh, du an sinh thai,
KDT Five Star Eco city  một không gian sống hài hòa với thiên nhiên, cách Trung tâm  30 phút lái xe với giao thông thuận tiện


                                         Five Star Eco city  một cửa ngõ TPHCM, đón đầu xu hướng BĐS xanh
Cơ hội và thá thức
Theo ông Khuất Hữu Vũ Trung, Giám đốc Công ty tư vấn bất động sản Thái Bình Dương tại Hà Nội, hiện tại, các chủ đầu tư Việt Nam có nhiều thuận lợi nếu theo đuổi ý định xây dựng các “công trình xanh”, vì ở Việt Nam hiện đã xuất hiện nhiều công ty cung cấp các loại vật liệu xây dựng, thiết bị, nội thất… xanh từ mái cho đến nền. Các nhà thiết kế trong và ngoài nước cũng sẵn sàng tham gia thiết kế các “công trình xanh” và kỹ thuật, công nghệ xây dựng “xanh, bền vững” cũng đang khá bổ phiến ở các nước phát triển.
Theo ông Trung, vấn đề được đặt ra ở đây là, các chủ đầu tư có sẵn sàng tham gia mảng thị trường này không, vì chi phí  ban đầu cho các công trình được thiết kế theo dạng này sẽ cao hơn nhiều chi phí đầu tư các công trình được thiết kế thông thường.
Bên cạnh yếu tố chi phí, TS. Lê Thị Bích Thuận cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thiếu vắng kiến trúc xanh ở Việt Nam là, nước ta chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ.
Để bù đắp chi phí, ở một số nước, chính phủ khuyến khích xây dựng những công trình xanh bằng những chính sách ưu đãi cụ thể, còn ở Việt Nam, chưa có các quy định rõ ràng.
Nói như vậy, không có nghĩa là không có “đát” cho kiến trúc xanh ở Việt Nam. Theo ông Marc Townsend, TGĐ Công ty Tư vấn bất động sản CB Richard Ellis, chi phí đầu tư ban đầu cho các công trình xanh cao hơn, nhưng bù lại, nó tạo tính khác biệt cho các dự án trong bối cảnh nguồn cung tăng và và trong thời gian dài sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho nhiên liệu và năng lượng cho chủ sở hữu các công trình đó, nên khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm này.
Vì thế, một số nhà đầu tư bất động sản ở Việt Nam đã và đang mạnh dạn ứng dụng thiết kế xanh với mục tiêu tạo ra môi trường sống, làm việc chất lượng cao.
(Biên tập từ Toàn cảnh Thị trường BĐS Việt Nam)

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 
© 2013 Five Star Eco-city ,Tập Đoàn Năm Sao ECO-City Project | Designed by Making Different | Provided by All Tech Buzz | Powered by Blogger